TIẾP CẬN THEO KỸ NĂNG
Phương pháp đào tạo nguồn nhân lực

Đánh giá

Đánh giá là quá trình nhằm mục tiêu phán xét giá trị trong hoặc sau quá trình đào tạo từ kết quả đo lường được dựa theo những tiêu chuẩn đã lập ra từ trước.

Cuộc cách mạng chuyển đổi từ dạy học theo thầy sang dạy học theo kỹ năng cũng làm thay đổi cả cách thức đánh giá cũng như mục tiêu đánh giá.

Cũng giống trong phương pháp truyền thống (phương pháp dạy học theo thầy), phương pháp tiếp cận theo kỹ năng có hai loại đánh giá:

Đánh giá đào tạo: là phần đánh giá nhằm « chẩn đoán » các khó khăn của học sinh để giúp đỡ các em qua các hoạt động hỗ trợ trong nhà trường. Trái với đánh giá thị chứng có chức năng hành chính, đánh giá đào tạo có chức năng sư phạm.

Đánh giá đào tạo thông tin cho cả giáo viên và học sinh về mức độ làm chủ. Nó làm hiển thị các khó khăn tạo điều kiện cho việc thực hiện phương pháp sửa chữa. Đánh giá đào tạo quan tâm đến quá trình học trong khi đó đánh giá khái quát chú trọng đến những tiếp thu của quá trình này. Sự khác biệt này là điều rất quan trọng. Đánh giá dù ở hình thức nào cũng không phải là sự kết thúc ở chính nó. Đánh giá mở ra hướng suy nghĩ để hành động. Những lỗi vi phạm hay yếu kém ở đây được xem như những bước của tiến trình học chứ không phải là những « thất bại ». Đánh giá có chức năng điều tiết, nghĩa là nó cho phép điểm lại tình hình, xem xét sự thăng bằng. Đánh giá đào tạo, do đó là một phương tiện giúp học sinh học và tự phát triển. Đánh giá đào tạo dựa trên ý tưởng rằng tất cả mọi người dù khả năng thế nào đi nữa, đều có khả năng thành công phần lớn quá trình học nếu quá trình ấy diễn ra trong môi trường phù hợp với phương pháp đánh giá này. Đánh giá đào tạo là việc làm tự nhiên liên quan đến tất cả các quá trình học. Trong cuộc sống thường nhật, khi một người thực hiện một quy trình học thì hiếm khi nó được phê chuẩn. Đúng hơn, quy trình học này tạo điều kiện cho một sự dẫn dắt, một sự bình luận hướng dẫn diễn biến tiếp theo mọi vật. Tại sao chúng ta lại làm khác đi ? Học sinh phải cảm thấy có liên đới đến sự thành công của mình. Nó phải có trách nhiệm chấp thuận theo ít nhất là những thái độ khái quát hoá về thành công (ghi chép tốt, phương pháp làm việc tốt,.v.v.) và thực hiện những gì đòi hỏi nó. Học sinh có mặt trong giờ học phải đến đó không định kiến, nó phải có khả năng chứng tỏ những cố gắng được yêu cầu.

Thành công là một việc của sự đồng trách nhiệm. Giáo viên và học sinh, cả hai đều có thể qui cho sự thất bại hay thành công. Trên thực tế, giáo viên chuẩn bị bài đánh giá nhưng đồng thời cũng chuẩn bị cho cả quá trình đánh giá. Sự đồng chịu trách nhiệm kéo theo một môi trường lớp học được dẫn dắt trên động thái trao đổi giữa thầy và trò. Điều này dẫn đến một lớp học không tĩnh, mà chuyển động, năng động, học hỏi. Giáo viên trở thành người trưởng trò, người dẫn dắt hơn là một ông chủ thường tránh tranh luận về quá trình dạy học. Đánh giá đào tào trong phạm vi sư phạm học phải xem các lỗi như nguồn gốc của quá trình học.Vậy nên, ở đây, người ta qui chiếu về phương pháp tự nhiên của quá trình học. Điều này có nghĩa là cách đơn giản nhất để thực hiện một việc học, có thể nói, là sự lặp lại. Cùng với thời gian, việc học tập sẽ được thanh lọc hơn. Hiển nhiên, học sinh có nhiều cơ hội tiến bộ khi được dẫn dắt bởi thầy hơn là tự học một mình. Giáo viên đóng vai trò chủ đạo và đề xuất những hành động đánh giá lặp đi lặp lại, cho phép học sinh biết mình đang định vị ở đâu trong quá trình học. Vậy nên, đánh giá phải thực hiện sao cho nó dẫn đến một trách nhiệm được sẻ chia khi đối mặt với các thành công hay thất bại. Sửa lỗi, rồi lại sửa lỗi, là không đủ để có thể nói rằng với tư cách giáo viên tôi đã làm xong việc của tôi và rằng nếu học sinh trượt, đó không phải là lỗi của người học không có liên quan đến tôi. Đánh giá đào tạo yêu cầu với tư cách giáo viên chúng ta phải lắng nghe, quan sát và nhất là phải năng động. Nó cũng đòi hỏi một sự nhạy cảm với các nhịp độ học tập. Nó không bằng lòng với các buổi thuyết giảng dài đọc lên theo một nhịp duy nhất.

Đánh giá thị chứng: là phần đánh giá nhằm quyết định liệu có cho phép một em học sinh lên lớp hay không, hoặc nhằm xếp loại học sinh, mà chủ yếu là vì lý do hành chính.

Trong phương pháp truyền thống, cả hai phương loại đánh giá trên đều nhằm một mục tiêu duy nhất đó là nhằm đánh giá việc lập lại kiến thức của học sinh dưới hình thức học thuộc lòng một đoạn nội dung, một công thức, một khái niệm, một định luật, vân vân (qua kiểm tra miệng) hay kiểm tra viết (bài thi viết) hoặc thực hành (qua việc lập lại một quy trình mà thầy giáo hướng dẫn trước đó). Đối với phương pháp tiếp cận theo kỹ năng cả hai loại đánh giá trên không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra việc tiếp thu nguồn nội lực (hay còn gọi là kiến thức trong phương pháp truyền thống) mà còn tập trung vào đánh giá kỹ năng qua các tình huống tích lũy được xây dựng dựa theo các kỹ năng chuyên biệt (để đánh giá đào tạo) và kỹ năng tổng thể (để đánh giá thị chứng) cũng như đòi hỏi sự tham gia huy động các nguồn lực ở mức độ nhận thức cao của học sinh. Các tình huống này sẽ giúp học sinh huy động các nguồn lực, có nghĩa là các em phải xác định các nguồn lực, kích hoạt và kết hợp chúng để giải quyết vấn đề. Để chỉnh sửa các bài đánh giá loại này, chúng ta không thể chỉ bằng lòng với việc các em có trả lời đúng hay không, mà phải sử dụng các "tiêu chí"  "chỉ số" đánh giá.

Đánh giá

Vậy khi nào áp dụng hai loại đánh giá này ?

Đối với đánh giá đào tạo được áp dụng sau khi chúng ta đã dạy song một khối lược kiến thức vừa đủ để phát triển kỹ năng chuyên biệt được nêu rõ trong quy chiếu kỹ năng (trong chương trình khung, ví dụ : lắp đặt các thiết bị an toàn trong…, thực hiện …, bảo dưỡng và sửa chữa…, v.v.). Sau khi dạy song các phần nội dụng kiến thức nhằm phát triển kỹ năng chuyên biệt này, chúng ta triển khai đánh giá đào tạo (qua tình huống học tập) nhằm đánh giá kỹ năng sau mỗi phần của chương trình và liên quan đến các nội dung môn học (nguồn lực) đã được học. Để xây dựng được đánh giá đào tạo người dạy cận chọn ra những kỹ năng chuyên biệt chính mà người học cần nắm được để xây dựng đánh giá đào tạo.

Còn về đánh giá thị chứng nhằm cho điểm để xếp loại lên lớp (hay lên cấp học cao hơn) được áp dụng khi người học đã vượt qua được các đánh giá đào tạo, hay đã nắm vững được các kỹ năng chuyên biệt và thường được được triển khai ở cuối kỳ và cuối năm. Để xây dựng được đánh giá đào tạo cần xác định "Kỹ năng tổng thể" (hay còn gọi là Mục tiêu Tích lũy Cuối cùng). Đó là một kỹ năng vĩ mô bao quát các kỹ năng cơ bản, và như vậy là bao quát các kiến thức, kỹ năng thực hiện của một năm học hay một cấp học (thông thường là 2 năm). Nó đưa ra yêu cầu mong đợi ở một học sinh vào cuối cấp học, ở một môn học.

Các bước nào để thiết kế một bài đánh giá?

• Xác định kỹ năng cần đánh giá cũng như các nguồn lực cần huy động ;

• Xây dựng một tình huống đánh giá phù hợp ;

• Xác định và làm rõ các tiêu chí và chỉ số tương ứng ;

• Kiểm tra tính thích hợp của bài đánh giá với các yêu cầu của một bài đánh giá hay không.

Trong khi sử dụng một cách hệ thống phương pháp đánh giá này, học sinh của bạn, vì ngày càng năng động hơn, sẽ họ tốt hơn. Đây thật sự là một sự thực hành sư phạm lấy người học làm trung tâm.

Kỹ năng (tiêu chí)

Chỉ số

4. Tổ chức hoạt động trên lớp (hoạt náo và dẫn dắt lớp)

- Phát triển sự tham gia và hợp tác giữa học sinh 

- Tổ thức không gian lớp học và thời khóa biểu theo các hoạt động đã dự trù 

- Tổ chức các thời điểm học tập khác nhau trong một bài giảng 

- Thích ứng các cách thức tác động và giao tiếp với các thể loại tình huống hoạt động dự trù (tư thế, vị trí, các tác động, kiểm tra hướng dẫn, vân vân) 

- Thiết lập khung (kế hoạch chi tiết) công việc cho phép thực hiện công việc một cách nhẹ nhàng

5. Tôn trọng tính đa dạng của học sinh

Phụ trách và dẫn dắt lớp bằng cách chú ý đến tính đặc thù của đối tượng 

- Chú ý đến nhịp độ tiếp thu của mỗi học sinh 

- Dựa trên nhu cầu đã được xác định, xây dựng các giai đoạn cần thiết cho việc tiếp thu lũy tiến các kiến thức và kỹ năng mong đợi

- Áp dụng các phương pháp sư phạm nhằm thích ứng tiến độ với tính đa dạng của học sinh (cá nhân hóa,..)

- Duy trì tính bình đẳng và sự công minh giữa học sinh 

6. Đánh giá học sinh

Xây dựng đánh giá vào các thời điểm học tập khác nhau 

- Soạn thảo các công cụ đánh giá cho lớp 

- Chú ý đến các kết quả đánh giá trong việc xây dựng tiến độ sư phạm 

- Phân tích các kết quả đã đạt được và xác định các nguồn gốc vấn đề

Kỹ năng (tiêu chí)

Chỉ số

6. Đánh giá học sinh

- Xây dựng các hoạt động điều chỉnh và cũng cố kiến thức (luyện tập, bài tập ghi nhớ miệng hay viết, các hoạt động giúp đở, hỗ trợ và chuyên sâu)

-Thực hành đánh giá trong khuôn khổ của mối quan hệ rõ ràng và tin tưởng (nhận xét đánh giá, làm cho học sinh ý thức được những tiến bộ của mình và những cố gắng cần đạt được)

7. Nắm vững về tin học

Kỹ năng 7 này được xác định bằng việc đạt được chứng chỉ tin học bậc B

8. Làm việc theo nhóm và hợp tác với phụ huynh cũng như các đối tác của nhà trường

Có trách nhiệm trong trường hay trong cơ sở 

- Hòa nhập vào đội ngũ sư phạm trên tinh thần phối hợp các công việc học tập 

- Tham gia tác động trong khuôn khổ dự án của nhà trường 

- Tham gia các hoạt động của nhà trường (thống nhất, tư vấn,…)

- Làm việc phối hợp với các đối tác khác nhau của nhà trường 

9. Tự đào tạo và đổi mới

- Phân tích công việc giảng dạy 

- Chứng tỏ được tính tò mò về tri thức và biết đặt lại vấn đề công việc giảng dạy 

- Tận dụng được những thành quả nghiên cứu để đổi mới giảng dạy 

 

Copyright © 2015-Phương pháp Tiếp cận Theo Kỹ năng. ALL RIGHTS RESERVED. Ce site web a été créé gratuitement avec Ma-page.fr. Tu veux aussi ton propre site web ?
S'inscrire gratuitement