TIẾP CẬN THEO KỸ NĂNG
Phương pháp đào tạo nguồn nhân lực

Các trào lưu sư phạm

Chuyển đổi từ tri thức lý thuyết đến sự phát triển các kỹ năng. Khi người ta muốn có một cái nhìn về các thế kỷ trước thì điều đầu tiên mà người ta nghĩ đến là sự phát triển về vị thế của tri thức. Sự phát triển này cho phép chúng ta phân biệt 4 trào lưu lớn.

Trào lưu thứ nhất : Biết chính là sự am tường về các tác phẩm quan trọng và biết bình luận về chúng.

Từ thời cổ đại cho đến thời gian gần đây, « người trí tuệ » là người hiểu rõ về các tác phẩm quan trọng của nền văn minh và là người có thể bình luận về chúng. Các tác phẩm lớn này được đánh giá là rất quan trọng. Triết học được xem là cốt yếu bởi vì nó bao hàm tổng thể tri thức. Khi các trường học được mở rộng, người ta dựa trên quan niệm về tri thức này mà xây dựng các chương trình dạy học. Chương trình này chủ yếu tập trung cho việc nghiên cứu các tác phẩm của các nhà tư tưởng lớn.

Trào lưu thứ hai : Biết có nghĩa là hiểu và áp dụng được các kết quả của các phát minh về khoa học và kỹ thuật.

Theo dòng Trào lưu thứ hai : Biết có nghĩa là hiểu và áp dụng được các kết quả của các phát minh về khoa học và kỹ thuật thời gian và các cuộc khám phá, các tri thức có mối liên hệ với thiên nhiên (vật lý, sinh học…) ngày càng tăng. Sự ra đời của « trí tuệ khoa học » (bao gồm sự xác minh và các kinh nghiệm) và sự phát triển về lý thuyết toán học (PASCAL, EULER…) và thống kê (QUETELET, GAUSS…) cho phép các nhà nghiên cứu làm rõ các quan sát của mình và có thể đoán trước được các hiện tượng khác. Thời gian gần đây, sự phát minh và phát triển tin học cho phép tăng tốc các cuộc khám phá. Điều quan trọng là chúng ta phải hiểu và nắm được tất cả các kỹ thuật mới này. Toán học được đánh giá rất cao và học viên nào học giỏi các môn khoa học được xem là người thông minh, là người có trí tuệ.

Trào lưu thứ ba : Biết chính là chứng tỏ được sự chế ngự các mục tiêu thành các thái độ quan sát được.

Xuất phát từ một thế giới công nghiệp, phương pháp Taylor hướng đến tính hợp lý trong các quá trình sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm, nhanh, với ít sai sót và cũng nhắm đến làm thế nào để thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Xu hướng thứ hai dựa trên sự nghiên cứu các thái độ. Mục đích của hai xu hướng này là làm giảm sự phức tạp bằng cách chia quá trình nghiên cứu thành các giai đoạn đơn giản, ngắn và quan sát được. Trong các giai đoạn này, mỗi một tác nhân kích thích kéo theo một hiệu quả sản phẩm (hay một câu trả lời).

Giáo dục đã xem xét kỹ các xu hướng này nên đã phát minh ra « sư phạm mục tiêu ». Phương pháp này được MAGER (1962) và BLOOM (1976, 1979) áp dụng đầu tiên. BLOOM đã khẳng định rằng người ta có thể dạy bất cứ cái gì cho bất kỳ ai (ngoại trừ những người bị tật nguyền) miễn là có thời gian thích hợp và cũng có thể chia quá trình dạy thành các mục tiêu đầy đủ chính xác. Cùng với sự phát triển của khoa học thời đại, các xu hướng này ngay lập tức đã có nhiều thành công ở Châu Âu (MAGER, 1971 ; HAMELINE, 1980 ; LANDSHEERE, 1980 ;…)

« Sư phạm mục tiêu » đã làm cho quá trình đào tạo có nhiều thay đổi quan trọng. Đối với những người sử dụng phương pháp này, họ đánh giá chủ yếu dựa trên các thái độ quan sát đạt được chứ không phải là nội dung (mục tiêu chuyên biệt là mục tiêu xác định các điều kiện thực hiện và các tiêu chẩn hiệu năng).

Trào lưu thứ tư : Biết chính là chứng tỏ kỹ năng của mình - Tiếp cận theo kỹ năng

Sự cạnh tranh và khả năng sinh lợi đòi hỏi các công ty tư nhân và tập thể sáng chế công tác đào tạo riêng của mình để làm cho nhân viên có được kỹ năng nhanh nhất, có nghĩa là có khả năng hoàn thành các nhiệm vụ với một chất lượng không chê vào đâu được và giải quyết tốt các vấn đề để đạt đến hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Nhiệm vụ đầu tiên của công tác đào tạo, đối với các hoạt động liên quan đến công ty, là phải phân tích chính xác các nhiệm vụ và từ đó xác định các kỹ năng yêu cầu. Do vậy khái niệm về « qui chiếu các kỹ năng » ra đời . Trong qui chiếu này, người ta miêu tả các kỹ năng cần rèn luyện để thực hiện một nhiệm vụ.

Tổ chức các khoá đào tạo có thể tốn nhiều chi phí cho công ty. Hiển nhiên công ty sẽ có lợi khi tác động đến các trường học để thúc đẩy các trường này thay đổi chương trình đào tạo theo hướng các kĩ năng. Công ty tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ hệ thống giáo dục biến đổi, giúp đỡ các trường bằng cách đề ra các buổi thực tập cho sinh viên hay cung cấp máy móc cho các trường đào tạo nghề và kỹ thuật. Công ty muốn rằng trường học tiến gần đến các kỹ năng đòi hỏi trong lao động và đáp ứng các nội dung theo hướng này.

Sự thiết lập hệ qui chuẩn về các kỹ năng nghề nghiệp dẫn đến sự nhận thức khá nhanh mà hệ qui chuẩnnày đòi hỏi, nhất là các nghề yêu cầu trình độ cao, các kỹ năng chung hay các kỹ năng có thể chuyển đổi, nghĩa là luyện tập trên những tình huống khác nhau. Trình bày đúng một vấn đề, đi tìm các sách tham khảo có các thông tin cần thiết để sử dụng máy móc, phản ứng lại theo cách phù hợp với một tình huống nào đó… đó là những kĩ năng chung. Đối với các nhà lãnh đạo của hệ thống giáo dục, cần thiết phải thực hiện các chương trình nghiên cứu dạy học tổng quát để hướng quá trình học tập đạt đến một số các kỹ năng nào đó. Ngày nay, thế giới xã hội-kinh tế là nền tảng cho sự vận động của tiếp cận bởi kỹ năng…. Đây không phải là một sự tình cờ khi mà các tác phẩm lỗi lạc đầu tiên nói về các kỹ năng bằng tiêng pháp đã được viết bởi các chuyên gia làm việc ở các công ty, ví dụ Le BOTERF (1994, 1997, 1998) và LEVY-LEBOYER (1996). Các chuyên gia trong giáo dục dựa chủ yếu trên các công trình nghiên cứu của các chuyên gia này. (PERRENOUD, 1997).

Giáo dục đã xem xét kỹ các xu hướng này nên đã phát minh ra « sư phạm mục tiêu ». Phương pháp này được MAGER (1962) và BLOOM (1976, 1979) áp dụng đầu tiên. BLOOM đã khẳng định rằng người ta có thể dạy bất cứ cái gì cho bất kỳ ai (ngoại trừ những người bị tật nguyền) miễn là có thời gian thích hợp và cũng có thể chia quá trình dạy thành các mục tiêu đầy đủ chính xác. Cùng với sự phát triển của khoa học thời đại, các xu hướng này ngay lập tức đã có nhiều thành công ở Châu Âu (MAGER, 1971 ; HAMELINE, 1980 ; LANDSHEERE, 1980 ;…)

MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁO VIÊN - HỌC SINH : TỪ MỐI QUAN HỆ ĐỘC ĐOÁN ĐẾN CÓ SỰ THAM GIA

Sự phát triển vị trí của tri thức trong đào tạo đã có những tác động đến sự phát triển của các phương diện sư phạm khác. Mối quan hệ « giáo viên - học sinh » trong tiến trình đào tạo xứng đáng có được một sự chú ý đặc biệt. Thực vậy, nếu chúng ta quan sát sự phát triển của nó trong suốt nửa thế kỉ 20 thì dường như mối quan hệ này được đánh dấu bởi một sự nối tiếp nhau của các trào lưu.

Trào lưu thứ nhất : Độc quyền về tri thức

Đối với các trường truyền thống từ năm 1900 đến 1970, tri thức giảm từ những người biết xuống những người chưa biết. Ý nghĩ « thầy giáo = tri thức » thống trị mối quan hệ sư phạm. Học sinh chỉ đóng vai trò phụ. Chính mối quan hệ giữa thầy giáo và tri thức của thầy tạo nên động lực thực thụ của tình huống sư phạm. Giáo viên tự mình quyết định, lập ra kế hoạch, cấu trúc cho môn học không màng đến học sinh. Vai trò của giáo viên là trình bày kiến thức còn học sinh chỉ là người nhận tri thức. Vào giai đoạn này, nhiệm vụ của thầy giáo chỉ là giáo dục cho học sinh. Các điều kiện tổ chức, làm việc và vật chất (bục giảng nơi mà thầy giáo đứng phải nhìn rõ học sinh cho phép các học sinh thụ động nghe và ghi chép, bài giảng theo thầy, dạy chỉ một chiều,…) phải phù hợp với ý định mong muốn của nhà trường và được nhà trường điều tiết.

Tam giác sư phạm để minh hoạ cho trào lưu thứ nhất

Description: https://img.webme.com/pic/s/supham/minhhoa.jpg

Việc đánh giá chỉ dành cho giáo viên, không có một tổ chức thực nào về đánh giá. Không cần phải định nghĩa chính xác các mục tiêu, các tiêu chuẩn, cách để hệ thống hoá các kết quả, bình luận và sử dụng chúng. Cách đánh giá ở đây đơn thuần chỉ là đánh giá khái quát.

Trào lưu này làm tăng tính độc đoán của thầy giáo. Tất cả các dụng cụ để phạt học sinh được sử dụng để bù vào việc thiếu động cơ ở người học đối với các kiến thức đến từ bên ngoài. Đối với học sinh, sự cứng nhắc của hệ thống này tương ứng với sự cứng nhắc của kiến thức (kiến thức không được đưa ra để thảo luận ) và sự cứng nhắc của thầy giáo. (độc đoán)

Trào lưu thứ hai : Quan hệ sư phạm

Trào lưu thứ hai này là trào lưu của quan hệ sư phạm, đặt trọng tâm lên mối quan hệ « giáo viên-học sinh ». Đối với trào lưu này, chất lượng của quá trình học phụ thuộc vào chất lượng của mối quan hệ giáo. Người học phải được xem là chính mình chứ không phải là người ta muốn thế nào thì muốn. Thầy giáo cũng học với học sinh - người luôn được học sinh đặt niềm tin tuởng. Thầy giáo phải là một người hướng dẫn hơn là một người dạy học. Tất cả phải tham gia vào các quyết định đối với quá trình dạy học trong lớp.

Hình minh hoạ « tam giác sư phạm » của trào lưu thứ 2

Description: https://img.webme.com/pic/s/supham/minhhoa1.jpg

Người học được xem là một cá thể có khả năng độc lập, sáng tạo và học tập. Chính sự tin tưởng tạo nên mối quan hệ sư phạm. Đối với trào lưu thứ hai này, tri thức hơi bị đặt bên lề và điều mà người ta quan tâm duy nhất là mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh. Hệ thống « tự do » đã dẫn đến một vài trật đường bởi nhiều người đã đánh giá hệ thống này quá mềm dẻo và không dựa trên các kiến thức lý thuyết.

Trào lưu thứ ba : các mục tiêu

Dường như trào lưu trước « quên » vai trò của trường học là cũng có thể phát triển ở học sinh khả năng nắm bắt tri thức, phản ứng trước trào lưu này, một trào lưu mới đã nảy sinh. Ra đời vào giữa những năm 1970, trào lưu này được xác định bởi sư phạm mục tiêu. Phương pháp này tập trung « cắt » tri thức theo ý định của học sinh. Người ta luôn biết rõ vai trò của người học trong việc xây dựng quá trình học tập nhưng người ta vẫn theo các phương pháp sư phạm chính xác để đánh giá sự tiến bộ của sinh viên và bảo đảm rằng họ có thể áp dụng tri thức đã học.

Trong trào lưu này, quá trình học được chia theo các giai đoạn. Nhìn hình ảnh một bức tường nơi mà các viên gạch xếp chồng lên nhau, tri thức chất đống, tích tụ lại ở người học. Để bước sang một giai đoạn mới thì giai đoạn trước phải được nắm vững. Trào lưu này quan tâm đến học sinh bằng cách đề ra các mục tiêu sư phạm chính xác dựa trên các khả năng của học sinh. Học sinh phải được hướng dẫn để nắm vững môn học , phải đạt đến « có khả năng để …». Chương trình học được thực hiện dựa trên nền tảng nghiên cứu chính xác các giai đoạn học tập. Sự nối tiêp nhau của các mục tiêu chuyên biệt được đặt ra là đồng nhất cho tất cả mọi học sinh, chỉ có thời gian để đạt được các mục tiêu này là khác nhau.

Lợi ích mang lại cho học sinh không chỉ giới hạn ở lĩnh vực phát triển nhận thức ; các nhà nghiên cứu cũng thiết lập các mục tiêu ở lĩnh vực phát triển cảm xúc và phát triển vận động tâm thần.

Phương pháp này làm cho học sinh thích thú học tập ở mức độ khi mà các mục tiêu được đặt ra rõ ràng và các tiêu chuẩn nắm vững được xác định và các học sinh biết rõ. Người học biết được ngang đâu thầy cô hướng mình đến. Phương pháp mục tiêu sử dụng đánh giá đào tạo. Cách đánh giá này đi theo học sinh suốt quá trình học, tìm ra các khó khăn có thể gặp ở mỗi giai đoạn và nó điều chỉnh quá trình học để bước sang một giai đoạn mới nếu giai đoạn trước đã được nắm vững. Đánh giá đào tạo cho phép học sinh tập trung vào các khả năng cần đạt đến và thiết lập cách tự đánh giá riêng.

Hình minh hoạ « tam giác sư phạm » của trào lưu thứ 3 Quan hệ sư phạm

Description: https://img.webme.com/pic/s/supham/minhhoa2.jpg

Trong trào lưu này, quá trình học được chia theo các giai đoạn. Nhìn hình ảnh một bức tường nơi mà các viên gạch xếp chồng lên nhau, tri thức chất đống, tích tụ lại ở người học. Để bước sang một giai đoạn mới thì giai đoạn trước phải được nắm vững. Trào lưu này quan tâm đến học sinh bằng cách đề ra các mục tiêu sư phạm chính xác dựa trên các khả năng của học sinh. Học sinh phải được hướng dẫn để nắm vững môn học , phải đạt đến « có khả năng để …». Chương trình học được thực hiện dựa trên nền tảng nghiên cứu chính xác các giai đoạn học tập. Sự nối tiêp nhau của các mục tiêu chuyên biệt được đặt ra là đồng nhất cho tất cả mọi học sinh, chỉ có thời gian để đạt được các mục tiêu này là khác nhau.

Lợi ích mang lại cho học sinh không chỉ giới hạn ở lĩnh vực phát triển nhận thức ; các nhà nghiên cứu cũng thiết lập các mục tiêu ở lĩnh vực phát triển cảm xúc và phát triển vận động tâm thần.

 

Copyright © 2015-Phương pháp Tiếp cận Theo Kỹ năng. ALL RIGHTS RESERVED. Ce site web a été créé gratuitement avec Ma-page.fr. Tu veux aussi ton propre site web ?
S'inscrire gratuitement