TIẾP CẬN THEO KỸ NĂNG
Phương pháp đào tạo nguồn nhân lực

Cơ sở luận

Dù trong đào tạo cơ bản hay là đào tạo nghề và kỹ thuật, ở những nước phát triển hay những nước đang phát triển, thì phương pháp TCTKN (hay đúng hơn là những biến thể của phương pháp TCTKN theo một số sự lựa chọn phương pháp) không thể không được sử dụng cả về mặt tư duy và định hướng cũng như cho những hướng phát triển của hệ thống giáo dục.

Chúng ta sẽ xem xét sơ qua về khái niệm về kỹ năng và khả năng trong phương pháp này để thấy những ưu điểm của phương pháp này.

Kỹ năng và khả năng: Theo Perrenoud, (2000), nói đến khả năng (capacité) khi chúng ta chỉ ra các thao tác không thuộc tổng thể một tình huống và độc lập với hoàn cảnh, và nói đến kỹ năng khi người ta nói đến các cách xếp đặt mở rộng được ngầm hiểu là quản lý tổng thể của một  tình huống phức hợp.

Định nghĩa do Jonnaert và all. (2005) nêu dường như rất có tính thuyết phục để chúng ta thấy được lợi ích của bước tiến hành này: “ kỹ năng là cách xử lý của một người được đặt vào một tình huống, một bối cảnh xác định, một tổng thể đa dạng, và có các nguồn lực phối hợp; cách xử lý của cá nhân dựa trên sự lựa chọn, sự huy động và tổ chức các nguồn lực này và có những hành động thiết thực để cho phép xử lý tình huống thành công”.

Một mặt, sự phát triển tính độc lập, mặt khác, sự phát triển của các kỹ năng (có nghĩa là việc học tập trong một  tình huống) đều là cơ sở cho tính hiệu quả của phương pháp tiếp cận này trong phạm trù đào tạo nghề và kỹ thuật.

Trong số những ưu điểm của phương pháp này, chúng tôi có thể liệt kê ra những điểm sau :

TCTKN và hành động: Ngày nay và hơn bao giờ hết khi đối mặt với những thay đổi trọng yếu được báo trước thì hành động cần phải trở thành động cơ, thậm chí là mang tính mục đích cuối cùng cho toàn bộ tác động giáo dục. Dĩ nhiên, giáo dục để có hiểu biết, giáo dục để tư duy nhưng đặc biệt hơn là giáo dục là để hành động.

Thế mà, ngày nay chúng ta lại đang góp phần tạo lên một hiện tượng đáng buồn mà hiện tượng này trong thế giới giáo dục được gọi là « mù chức năng » : Nhiều học sinh đã học rồi ra trường và trong cuộc sống hành ngày chúng thấy rằng không có khả năng phản ứng một cách phù hợp trong một tình huống hàng ngày, có nghĩa là chúng không có khả năng sử dụng cái mà chúng đã học ở nhà trường. Vì thế, cần phải tìm ra giải pháp cho vấn đề ngăn cách giữa « kiến thức chết» (Morin, 1991) và các kiến thức cần huy động trong hành động.

Hiểu theo cách này, TCTKN là một giải pháp tốt bởi vì phương pháp này cho phép chuyển tải một phần kiến thức chuyên ngành thành các nguồn lực để giải quyết các vấn đề trong các tình huống gặp phải, để thực hiện các dự định chính xác và phù hợp, để đưa ra quyết định tương tự cho những tình huống của cuộc sống hàng ngày. Thay vì phát triển một cách tách rời như hiện nay (Tozzi, 1998) thì phương pháp này khớp nối các cực lý thuyết và thuyết giá trị (theo hướng các giá trị, ví dụ, tranh luận, có cái nhìn phê bình, dám thể hiện mình, học cách chia sẻ, v.v.) của đào tạo với cực sư phạm.

TCTKN và ý nghĩa: Khác với các mục tiêu chuyên biệt và với việc học theo từng mảng nhỏ vẫn phổ biến, kỹ năng cùng lúc bao gồm điều gì đó mang tính tổ hợp và cụ thể (gắn chặt cùng với hành động) và vì thế nó có ý nghĩa. Ví dụ khi người ta nói « tính lượng điện tiêu thụ trong mạch điện, cho biết trước giá trị x, y, z » chúng ta ở trong một tình huống cụ thể nhưng không ở trong một tổ hợp. Khi người ta nói « tôn trọng môi trường bằng cách tiết kiệm năng lượng » thì chúng ta đang ở trong tổ hợp nhưng không ở trong một trường hợp cụ thể. Khi chúng ta nói «vì đây là một tính huống vấn đề thuộc thể loại nào đó, đưa ra các giải pháp một cách chi tiết, hoàn chỉnh và chứng thực để giải quyết vấn đề đó » thì chúng ta cùng lúc ở trong một tổ hợp và ở trong thực tế. Đó chính là sự kết hợp giữa tổ hợp và trường hợp cụ thể mà khái niệm tích lũy các kiến thức cơ sở dựa trên nên tảng TCTKN  tạo nên.

TCTKN và đánh giá: Đối với nhiều người, phát triển kỹ năng có mối liên hệ tuyệt đối với việc học tập qua vấn đề hay áp dụng các dòng sư phạm năng động/tích cực.

Cũng chỉ bắt đầu từ thời điểm đó chúng ta mới có thể nhắm đến những công việc đào tạo mới tùy theo mục đích cần đạt được. Vấn đề đánh giá các kiến thức tiếp thu được của học viên lại càng quan trọng hơn thế vì các nghiên cứu về lĩnh vực này chỉ ra rằng : trong đại đa số các trường hợp, việc đào tạo thể hiện đánh giá, có nghĩa là các giảng viên đào tạo cái mà chúng ta đánh giá. Khi một môn học tiến triển, thì nó tiến triển chung bởi vì chúng ta làm cho các phương pháp đánh giá tiến triển.

TCTKN và tính bình đẳng: Khi các nhà sư phạm học có những ý định tốt nhất bằng cách đề xuất những cải cách về sư phạm trọng điểm ví vụ như: những phần hỗ trợ để giới thiệu ảnh, đặc tính chung liên ngành và ngay cả dòng sư phạm khác biệt, thì đa số những cải cách này (những nghiên cứu mới đây chứng nhận) trên thực tế chỉ có lợi cho những giảng viên và sinh viên giỏi nhất mà thôi bởi vì các điều kiện để áp dụng các cải cách này điều không có. Điều cần thiết là các cải cách về sư phạm đứng vững được, những cải cách cải thiện được tính hiệu quả học tập nhưng cũng có thể cải thiện được tính bình đẳng của hệ thống (De Ketele, 2006). Phương pháp tiếp cận theo kỹ năng tạo thành một giải pháp hiệu quả theo hướng này bằng cách đảm bảo mỗi học viên đều tiếp thu được những kỹ năng cơ sở kể cả những học viên yếu nhất.

Chính vì thế ngày nay trong việc đào tạo học sinh sinh viên cũng như trong việc đào tạo giáo viên, giảng viên đều sử dụng phương pháp tiếp cận theo kỹ năng. Mặc dù quy trình soạn thảo một chương trình/chương trình khung được xác định các kỹ năng có thể thay đổi tùy theo quốc gia và đôi khi ngay ở bên trong mỗi đất nước, nhưng sự lựa chọn đề cập đến việc đào tạo dưới góc độ tiếp thu các kỹ năng dựa trên dòng sư phạm tích lũy dường như đáp ứng được cùng lúc các nhu cầu khác nhau của môi trường kinh tế và giáo dục. Khi tìm kiếm nguồn nhân công có chất lượng cao, nắm vững các kỹ năng yêu cầu để phụ trách những vị trí công việc các doanh nghiệp dễ dàng gắn bó với ý tưởng về một hệ thống giáo dục dạy các khóa học được xây dựng bắt đầu từ những nhu cầu của công việc và của doanh nghiệp.

Đấy chính là điều mà phương pháp tiếp cận theo kỹ năng đề xuất.

Copyright © 2015-Phương pháp Tiếp cận Theo Kỹ năng. ALL RIGHTS RESERVED. Ce site web a été créé gratuitement avec Ma-page.fr. Tu veux aussi ton propre site web ?
S'inscrire gratuitement