TIẾP CẬN THEO KỸ NĂNG
Phương pháp đào tạo nguồn nhân lực

Các phương pháp sư phạm

1. Phương pháp thuyết trình (tường thuật):

Đây là phương pháp nhà đào tạo sử dụng để giới thiệu một bài giảng bằng cách dựa theo các điểm đã viết có sẵn trước mặt, trong khi người nghe, chú ý thu nhận thông tin và ghi chép lại. Trong trường hợp này, việc sử dụng những băng hình để giới thiệu và quan sát thông tin cũng tương tự như phương pháp thuyết trình. Phương pháp này rất thường được sử dụng vì nó làm giáo viên an tâm, và không bắt họ bỏ nhiều công sức. Họ đưa ra giải pháp và tưởng chừng người học sẽ hiểu bài. Người học luôn bị động và phải tự hài lòng với việc ghi nhớ. Đây là phương pháp trực tiếp và mù mờ đối với người học vì nhiều thông tin được đưa ra cùng một lúc mà không được xem xét lại.

2. Phương pháp vấn đáp (chất vấn) :

Phương pháp này nhấn mạnh việc sử dụng những kĩ thuật làm lớp học sôi nổi bằng cách đặt câu hỏi cho học sinh để từng bước hướng dẫn suy nghĩ và dẫn dắt chúng tìm ra giải pháp. Người học có thể sẽ cảm thấy khám phá ra một vài điều mới mẻ và từ đó đôi khi nhận thấy được thoả mãn, nhưng thật ra giáo viên lúc nào cũng dẫn dắt suy nghĩ của họ. Phương pháp này đặt trọng tâm lên quá trình chiếm hữu : người ta biết và làm chủ tri thức tốt hơn khi người ta tự tìm thấy chúng.

Khi bắt đầu bài học giáo viên giúp học sinh tự khám phá những điểm chính trong những nội dung học mà họ sẽ giới thiệu.

Vậy thì học sinh phải tự mình đi nửa con đường, nhưng con đường này đã được đánh dấu sẵn bởi nhà đào tạo bằng hàng loạt các câu hỏi nối tiếp nhau được đặt ra rất khéo léo. Mức độ khó của các câu hỏi phải được định lượng sao cho không phải mất nhiều công sức tìm câu trả lời. Ưu điểm của phương pháp này là nó cho phép thường xuyên xem xét lại và khuyến khích sự tham gia mặc dù nó vẫn mang nhiều tính dẫn dắt.

3. Phương pháp năng động (lấy học sinh làm trung tâm) :

Đây là phương pháp sư phạm làm cho học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình thiết lập tri thức cho mình. Phương pháp này xem việc giới thiệu những chủ đề dạy học như những vấn đề cần giải quyết bằng cách cung cấp cho người học tất cả thông tin và phương tiện cần thiết để đạt được hiệu quả này.

Phương pháp năng động xem những sơ khai mang tính sáng tạo của người học như điều kiện chính của việc học: khi tìm cách khám phá điều gì thông qua các hoạt động cụ thể và có động cơ thì người học sẽ tự đặt ra các câu hỏi và trả lời nó một cách thành công.

Phương pháp năng động xem người học là trung tâm, họ là diễn viên chính trong quá trình học của mình. Phương pháp này tính đến động cơ, những nhu cầu, các mong đợi của học sinh và đề xuất những kĩ thuật mà thông qua đó chúng được dẫn dắt để sản suất, sáng tạo và tìm kiếm.

Điểm chính của phương pháp năng động là cho phép người học tự mình tìm ra giải pháp cho một vấn đề phức tạp, nên nó không mang tính trực tiếp.Trong phương pháp này, vai trò của giáo viên chủ yếu là giúp đỡ người học tự mình khám phá ra giải pháp hơn là cung cấp câu trả lời.(Xem các hoạt động dạy học lấy học sinh làm trung tâm)

4. Phương pháp năng động theo nhóm :

Công việc theo nhóm và theo số lượng nhỏ là một trong những tính chất chính của phương pháp này vì nó khuyến khích sự hợp tác và sự « tập hợp » các ý kiến. Nó có ảnh hưởng tích cực đến những tương tác và động viên các mối quan hệ xã hội. Ưu điểm của phương pháp này là cho người học rất nhiều tự do bằng cách để họ từng bước một tự khám phá môn học, cho phép họ thực hiện công việc ngày càng phức tạp.Vì sự khám phá này diễn ra theo từng nhóm nhỏ nên cần thiết lập các kĩ năng hoà nhập, điều không thể thiếu trong một tình huống nghề nghiệp.

So sánh các phương pháp để biết được những ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp này

Phương pháp

Ưu điểm

Nhược điểm

Phương pháp thuyết trình

Đảm bảo, thuận tiện, nhanh và không làm mất thời gian làm việc của giáo viên

Khó có sự tham gia của người học. Tri thức mang tính bộ phận, không phát triển về tính độc lập và tư duy.

Phương pháp chất vấn

Có sự tham gia của người học, phát triển tư duy, kiểm tra lại quá trình học, ghi nhớ và dễ chịu.

Thiếu thực hành, người học không có cơ hội đặt câu hỏi, vẫn còn mang tính lí thuyết

Phương pháp năng động

Khơi gợi sự suy nghĩ và sự hiểu biết

Giáo viên khó cung cấp tri thức, học sinh dễ bị rơi ra ngoài quá trình học.

Phương pháp năng động theo nhóm

Có động cơ, tổng hợp công việc của nhiều người, người ta dễ biết được mục tiêu đã đạt được hay chưa.

Có thể nản chí, dễ thất bại, đòi hỏi nhiều thời gian

 

Phương pháp

Người dạy

Người học

Phương pháp thuyết trình

Chủ động, điều khiển, phân phát tri thức, họ là nhân vật chính.

Bị động, tuân theo phương pháp.

Phương pháp chất vấn

Chủ động, làm cho lớp linh hoạt, hướng dẫn, đặt câu hỏi.

Chủ động, tham gia, khám phá, trả lời

Phương pháp năng động

Làm cho lớp linh hoạt, khuyến khích, hướng dẫn, đứng sau theo dõi.

Năng động, ứng dụng, suy nghĩ, hành động, làm theo các yêu cầu đưa ra.

Phương pháp năng động theo nhóm

Làm cho lớp linh hoạt, khuyến khích, chuẩn bị mặt bằng, không tham gia vào các hoạt động

Năng động, chứng tỏ sự độc lập và tinh thần đoàn kết, cùng suy nghĩ và hành

Tổng hợp các phương pháp

Tên phương pháp

Thuyết trình(dạy học theo thầy)

Vấn đáp

 Năng động (Khám phá)

Năng động theo nhóm

Mục tiêu đào tạo chung

Chuyển tải tri thức và khuôn mẫu

Giúp chiếm hữu tri thức và kĩ năng

Giúp chiếm hữu tri thức, kĩ năng ; phát triển khả năng thu nhập kinh nghiệm, và tính độc lập.

Giúp chiếm hữu tri thức, kĩ năng, và kĩ năng hoà nhập; phát triển nhân cách và đời sống xã hội.

Hoạt động của người dạy

-Người duy nhất có tri thức, mang đến tri thức.
-Viết và nói

- Sở hữu tri thức.
- Dẫn dắt người học bằng cách sử dụng tri thức của họ, yêu cầu họ cùng tham gia và suy nghĩ.
- Đặt câu hỏi.

- Sở hữu tri thức, giúp đỡ người học khám phá các qui luật, nguyên tắc.
- Cùng học sinh làm sáng rõ các hiện tượng quan sát.

- Không tự biến mình thành người nắm giữ tri thức cực đoan. Họ chỉ đến để giúp đỡ công việc theo nhóm khi có yêu cầu.

Hoạt động của người học

- Bị cho là không biết gì về vấn đề sẽ học.
- Bị động, không có tư duy ban đầu.
- Lắng nghe và ghi chép

- Sử dụng tri thức và hướng đến việc tìm ra giải pháp.
- Suy nghĩ và trả lời

Thu thập kinh nghiệm, cố gắng, kết luận, xem, suy nghĩ

-Tự tìm cách giải quyết vấn đề đặt ra.
-Tự tổ chức theo cách mà họ cho là chí lí.

Phương pháp tiếp cận tri thức

Diễn dịch

Qui nạp

Ai sản xuất ?

Hoàn toàn là người dạy

Người dạy dựa vào sự hỗ trợ và suy nghĩ của những tri thức mà người học đã có

Đôi khi có mặt của người dạy. Người học dấn thân vào nghiên cứu và khám phá

Nhất là nguời học trong một quá trình năng động tìm kiếm, tổ chức và xây dựng tri thức

Phong cách

Độc đoán

Có sự tham gia

Hợp tác

Dân chủ

 

Copyright © 2015-Phương pháp Tiếp cận Theo Kỹ năng. ALL RIGHTS RESERVED. Ce site web a été créé gratuitement avec Ma-page.fr. Tu veux aussi ton propre site web ?
S'inscrire gratuitement