TIẾP CẬN THEO KỸ NĂNG
Phương pháp đào tạo nguồn nhân lực

Lịch sử hình thành

Phuơng Pháp Tiếp Cận Theo Kĩ năng đã được hình thành và phát triển trong những năm 1990 xuất phát từ lĩnh vực kinh tế xã hội.

Thực vậy, sự cạnh tranh và khả năng sinh lợi đòi hỏi các công ty, doanh nghiệp phải thành lập ban đào tạo riêng của mình để đào tạo nhân viên có được kỹ năng nhanh nhất, có nghĩa là có khả năng hoàn thành các nhiệm vụ với một chất lượng không chê vào đâu được và giải quyết tốt các vấn đề để đạt đến hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Nhiệm vụ đầu tiên của công tác đào tạo, đối với các hoạt động liên quan đến công ty, là phải phân tích chính xác các nhiệm vụ và từ đó xác định các kỹ năng yêu cầu. Do vậy khái niệm về «qui chuẩn kỹ năng » ra đời . Trong qui chuẩn này, người ta miêu tả các kỹ năng cần rèn luyện để thực hiện một nhiệm vụ.

Tổ chức các khoá đào tạo có thể tốn nhiều chi phí cho công ty trong khi đó các công việc phân tích đã nhanh chóng đưa ra điều chứng nhận về kỹ năng yêu cầu, đặc biệt là đối với các công việc ở trình độ cao thì là các « kĩ năng chuyển tiếp », có nghĩa là cần rèn luyện về các tình huống rất đa dạng ví dụ như là : trình bày chính xác về một vấn đề, phản ứng một cách phù hợp khi đối mặt với một tình huống,…Thể loại các kĩ năng « chuyển tiếp » hay « thông suốt » có thể được tiếp thu dễ dàng qua học tập ở nhà trường.

Hiển nhiên công ty sẽ có lợi khi tác động đến các trường học để thúc đẩy các trường này thay đổi chương trình đào tạo theo hướng các kĩ năng. Công ty tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ hệ thống giáo dục biến đổi, giúp đỡ các trường bằng cách đề ra các buổi thực tập cho sinh viên hay cung cấp máy móc cho các trường đào tạo nghề và kỹ thuật. Công ty muốn rằng trường học tiến gần đến các kỹ năng đòi hỏi trong lao động và đáp ứng các nội dung theo hướng này.

Sự thiết lập hệ qui chuẩn về các kỹ năng nghề nghiệp dẫn đến sự nhận thức khá nhanh mà hệ qui chuẩn này đòi hỏi, nhất là các nghề yêu cầu trình độ cao, các kỹ năng chung hay các kỹ năng có thể chuyển đổi, nghĩa là luyện tập trên những tình huống khác nhau. Trình bày đúng một vấn đề, đi tìm các sách tham khảo có các thông tin cần thiết để sử dụng máy móc, phản ứng lại theo cách phù hợp với một tình huống nào đó… đó là những kĩ năng chung.

 

Đối với các nhà lãnh đạo của hệ thống giáo dục, cần thiết phải thực hiện các chương trình nghiên cứu dạy học tổng quát để hướng quá trình học tập đạt đến một số các kỹ năng nào đó. Do đó thế giới xã hội-kinh tế là nền tảng cho sự vận động của tiếp cận bởi kỹ năng…. Đây không phải là một sự tình cờ khi mà các tác phẩm lỗi lạc đầu tiên nói về các kỹ năng bằng tiêng pháp đã được viết bởi các chuyên gia làm việc ở các công ty, ví dụ Le BOTERF (1994, 1997, 1998) và LEVY-LEBOYER (1996). Các chuyên gia trong giáo dục dựa chủ yếu trên các công trình nghiên cứu của các chuyên gia này. (PERRENOUD, 1997).

Sơ đồ hình thành phương pháp tiếp cận theo kỹ năng

Copyright © 2015-Phương pháp Tiếp cận Theo Kỹ năng. ALL RIGHTS RESERVED. Ce site web a été créé gratuitement avec Ma-page.fr. Tu veux aussi ton propre site web ?
S'inscrire gratuitement