TIẾP CẬN THEO KỸ NĂNG
Phương pháp đào tạo nguồn nhân lực

Các khái niệm trong TCTKN

Để hiểu sâu về Phương pháp tiếp cận theo kỹ năng, chúng tôi xin giới thiệu các khái niệm chính được dùng và do Roegiers thông qua (2003) :

 Hiểu biết: Đó là cách mà một người (một học sinh) chiếm hữu kiến thức. Thuật ngữ « hiểu biết », đối lập với thuật ngữ « nội dung », nội dung ở dạng tỉnh, hiểu biết ở dạng động vì nó kéo theo việc sử lý đặc biệt từ phần học viên : người học khiêu gợi một loại hành động để thực hiện lên nội dung (chúng ta lưu giữ hiểu biết, chúng ta áp dụng hiểu biết, chúng ta huy động sự hiểu biết). Nói cách khác, các nội dung là những hiểu biết ngoại hiện, có nghĩa đó là những thể hiện về thế giới, tách ra từ tất cả chủ thể, bên ngoài các cá thể và dể dàng giao tiếp (=hiểu biết lưu giữ trong sách và thư viện)

• Nội dung: Nội dung là một « sự vật của kiến thức ». Đó là dạng kiến thức ở trạng thái ban đầu, và chỉ đánh giá cao mọi mặt về cái mà chúng ta có thể yêu cầu một người thể hiện kiến thức này. Một số tác giả gọi nó là « kiến thức bác hoc ». Trong phương pháp Tiếp cận theo Kĩ năng, thuật ngữ « nội dung » thì thường đồng nghĩa với thuật ngữ « kiến thức »

• Kiến thức: Vậy làm như thế nào để mà chúng ta đưa ra được định nghĩa cô đọng khi mà câu hỏi « kiến thức là gì ? » được đặt ra nhiều lần từ hơn hai nghìn năm trước. Theo Barbier, trên một sơ đồ của khoa học luận, khái niệm kiến thức liên quan đến hai khối phân ngữ : 1. Theo nghĩa thứ nhất, các kiến thức là những sự hiểu biết được khách quan hóa, khác biệt với cái chủ quan, có nghĩa là về nội dung, hay về sự thể hiện về thế giới, về bên ngoài ở các cá thể và có thể giao tiếp dễ ràng (hiểu biết được lưu giữa trong sách vở và ở thư viện) Ví dụ : công thức tính diện tích tam giác ; định nghĩa về thuật ngữ sư phạm, các thành phố khác nhau của Việt Nam,… 2. Theo nghĩa thứ hai thì kiến thức được xem như sự hiểu biết cá nhân, về các chủ đề khác nhau, được cá nhân thể hiện để tìm hiểu thế giới, để hình thành hiểu biết và tác động lên thế giới (= khả năng nhận thức) Trong Phương pháp Tiếp cận theo Kĩ năng, thuật ngữ « kiến thức » thường được sử dụng để phác thảo « nội dung » (nghĩa thứ nhất).

• Kỹ năng: là khả năng xác định và huy động một cách hoà nhập tổng thể các nguồn nội lực (kiến thức, kiến thức thực hiện và kỹ năng ứng xử) và các nguồn ngoại lực của một cá thể để giải quyết thành công các nhóm tình huống-vấn đề hay các nhiệm vụ phức hợp.

 Kĩ năng trưởng thành: Kĩ năng trưởng thành là các hoạt động nhằm hình thành dự định, nhằm tiến hành một dự định, nhằm hoạt định nó, thực hiện nó, đánh giá nó, điều chỉnh nó. Học kĩ năng trưởng thành, đó cũng là học cách hoạch định môt cách thường xuyên. Hoạch định cũng là một bước tiến hành khá phức tạp, cần phải trải qua nhiều giai đoạn, học cách biết, dự đoán thực trạng của tương lai, tích lũy các yếu tố dẫn đến nhiều sự lựa chọn của cá thể và các dàng buộc của môi trường, điều tiết nó theo thực trạng nhắm đến và hành động có hiệu quả.

 Kĩ năng sống : Là điều một người chuyên môn phải có để đạt được chất lượng trong hành động như thái độ thể hiện qua hình thể, thái độ quan hệ và chất lượng ứng xử

 Nguồn lực: Là một tổng thể các kiến thức, kiến thức thực hiện, kiến thức sống, ứng xử,…mà học sinh huy động để giải quyết một tình huống. Nhìn chung có hai loại nguồn lực liên quan khi người ta muốn phát triển một kỹ năng :

- Nội lực : kiến thức, kiến thức thực hiện (quy trình), kiến thức sống, kỹ năng trưởng thành mà chúng ta phải huy động ;

- Ngoại lực cần thiết để rèn luyện kỹ năng ví dụ như các nguồn trang thiết bị. Thật khó để chứng tỏ rằng chúng ta có kỹ năng tin học nếu chúng ta không có một cái máy tính nào cả.

• Tình huống học tập: Là tình huống giảng dạy mà giáo viên đề xuất cho toàn bộ học sinh để phát triển và/hay để cấu trúc một hay những kiến thức, kỹ năng thực hiện, kỹ năng sống và các kỹ năng khác.

 Tình huống tích lũy: Là một nhiệm vụ phức hợp mà học sinh gặp trong môi trường lao động. Nó có thể được sử dụng để dạy cho học sinh hoà nhập các nguồn lực khác nhau theo kỹ năng chuyên ngành, trong trường hợp đó nó mang giá trị đào tạo, hay còn được sử dụng để đánh giá xem học sinh có tiếp thu được kỹ năng vĩ mô (tổng thể các kỹ năng của mục tiêu hoà nhập cuối cùng) hay không, trong trường hợp đó nó mang giá trị thị chứng.

 Tổ hợp các tình huống tích lũy : Là tổng thể các tình huống tích lũy có cùng mức độ khó thể hiện một kỹ năng chuyên biệt hay đó là một tập hợp liên kết các kỹ năng. Các tình huống hoà nhập này bắt buộc phải: - tuân theo thông số giống nhau, - huy động các nguồn lực giống nhau, - sử dụng các tiêu chí giống nhau.

 Tích lũy : Là sự huy động kết hợp nhiều các nguồn lực để giải quyết một nhiệm vụ phức hợp.

• Mục tiêu tích lũy cuối: Là sự trình bày ý định rộng lớn, một kỹ năng vĩ mô bao gồm những kiến thức chính tiếp thu được trong một năm hay một bậc học. Nó là tập hợp các kỹ năng của một bậc học. Nó được xác định qua một tổ hợp các tình huống.

• Mục tiêu tích lũy giữa: Là sự trình bày ý định ít hơn mục tiêu cuối vì thế là kỹ năng nhỏ hơn, nó bao gồm những kiến thức chính tiếp thu được trong một quý. Nó được xác định qua một hay hai tình huống học tập hay tích lũy.

• Đánh giá thị chứng: Là phần đánh giá nhằm quyết định liệu có cho phép một em học sinh lên lớp hay không, hoặc nhằm xếp loại học sinh, mà chủ yếu là vì lý do hành chính.

• Đánh giá đào tạo : Là phần đánh giá nhằm « chẩn đoán » các khó khăn của học sinh để giúp đỡ các em qua các hoạt động hỗ trợ trong nhà trường. Trái với đánh giá thị chứng có chức năng hành chính, đánh giá đào tạo có chức năng sư phạm.

Thông số : Là các đặc tính cần tuân theo của tất cả các tình huống cùng một nhóm các tình huống hoà nhập và chúng đảm bảo rằng tất cả các tình huống cùng nhóm có cùng mức độ khó như nhau. Chính những thông số cho phép chúng ta đảm bảo rằng tổng thể các tình huống thuộc cùng một nhóm thì tương đương nhau.

 Tiêu chí đánh giá : là chất lượng mà người ta mong đợi về bài làm của học sinh. Các tiêu chí đánh giá không thay đổi khi người ta thay đổi tình huống thuộc cùng một nhóm.

 Chỉ số : Là dấu hiệu có thể quan sát được và dựa vào dấu hiệu đó người ta có thể kiểm tra việc tuân theo một tiêu chí. Các dấu hiệu mang thuộc tính riêng của mỗi tình huống. Một chỉ số có thể mang tính chất lượng (chất lượng cần có) hay mang tính số lượng (một ngưỡng mức độ) cần đạt được.

• Chương trình khung: Là sự trình bày các ý định đào tạo bao gồm :

- Việc xác định đối tượng đào tạo

- Mục đích đào tạo

- Mục tiêu đào tạo

- Nội dung đào tạo

- Miêu tả hệ thống đánh giá

- Kế hoạch hoạt động

- Những hiệu ứng mong đợi về sự thay đổi các thái độ và cách cư xử của những cá thể trong đào tạo.

Thuật ngữ này đối lập với khái niệm của chương trình (miêu tả một danh sách của nội dung) được sử dụng rộng dải trong nghiệp vụ sư phạm truyền thống.

 

Copyright © 2015-Phương pháp Tiếp cận Theo Kỹ năng. ALL RIGHTS RESERVED. Ce site web a été créé gratuitement avec Ma-page.fr. Tu veux aussi ton propre site web ?
S'inscrire gratuitement